“Lễ hội truyền thống Chùa Cách xã Tuy Lộc năm 2025”

Sáng ngày 10/3 âm lịch, tại Chùa Cách (chùa Ngọc Đới) xã Tuy Lộc. Xã Tuy Lộc tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Cách năm 2025. Dự khai mạc có các Đồng chí lãnh đạo Lãnh đạo phòng Văn hóa - Khoa học - Thông tin huyện;TTVHTT-TT&DL Huyện, đại diện Ban trị sự giáo hội phật giáo huyện; Lãnh đạo xã Tuy Lộc cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

       Chùa Cách còn có tên gọi khác là chùa Ngọc Đới xã Tuy Lộc Huyện Hậu Lộc Tỉnh Thanh Hóa được toạ lạc trên địa phận làng Cách xã Tuy Lộc. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử chùa Cách vẫn tự hào mang trong mình vẻ đẹp cổ kính, một quy mô bề thế, uy nghiêm, thanh tịnh, linh thiêng nổi tiếng một vùng.

        Cuối thế kỷ 13 trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (năm 1285) trong một trận chiến đấu giữa quân ta và giặc tại vùng đất này, Vua Trần Nhân Tông đi thị sát mặt trận nắm bắt tình hình để động viên tướng sĩ. Đến nơi đây Vua muốn dừng chân dâng hương cầu cho quốc thái dân an nhưng để ý quanh vùng không thấy có ngôi chùa nào. Vua có linh cảm vùng đất này có sự thanh  tịnh liền lấy đai Ngọc giao cho hào trưởng trong vùng và truyền lệnh đồng thời xây dựng cho nhân dân một ngôi chùa để tín ngưỡng. Khi ngôi chùa xây dựng xong, quan dâng sớ tâu lên nhà Vua và được sắc phong tên là chùa Đai Ngọc. Chùa tồn tại sau nhiều năm đến năm 1886, Chùa bị giặc  Pháp đốt và được xây dựng lại vào năm 1892 ở vị trí mới  cách vị trí cũ khoảng hơn 100m về phía tây bắc của làng Cách mặt bằng của vị trí mới cao hơn với thế đất “Long chầu Hổ phục”, kiến trúc hình chữ Đinh, Chùa Ngọc Đới nổi tiếng với 32 pho tượng cổ: 1 pho tượng đồng và 31 pho tượng gỗ, khu vườn tháp gồm 3 ngôi bảo Tháp được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, Chùa còn nhiều hiện vật quý như: Đại tự, Câu đối, Long ngai, Kiệu, 4 tấm bia khắc đá bằng chữ Hán… Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa còn được tôn lên bởi vườn cây cổ thụ đặc biệt cây thông cao 25m. Bên cạnh không gian trầm mặc, thanh tịnh của cõi Phật, khuôn viên Chùa trở nên sinh động với hồ sen bán nguyệt phía trước mạt khu Tiền đường khiến du khách như đắm mình vào chốn cực lạc tây phương nơi cửa Phật

       Chùa Cách( Chùa Ngọc Đới) không chỉ là nơi du khách gần xa thể hiện tấm lòng thành kính lễ Phật mà còn là điểm di tích kiến trúc nghệ thuật hấp dẫn bởi ngôi Chùa này là nơi hậu cứ của khởi nghĩa Ba Đình, là địa điểm chiêu mộ binh lính, luyện tập binh sĩ và là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa (trước năm 1945). Với ý nghĩa và lòng tự hào của nhân dân xã Tuy Lộc vinh dự được Chủ tịch nước Tặng  “Bằng có công với nước” năm 2001;  đến năm 2011 được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng “Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”.

          Lễ Hội Chùa Cách được tổ chức  ngày 10/3 âm lịch hành năm. Trong chương trình Lễ Hội các đại biểu, nhân dân trong xã và quý khách Thập phương được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, dâng hương, tham gia các hoạt động rước kiệu, giao lưu văn nghệ, thi đấu các môn thể thao.