GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ NGHỀ NUÔI NGAO CỦA HUYỆN HẬU LỘC

Đăng ngày 23 - 11 - 2020
100%

Là huyện ven biển, Hậu Lộc có vùng nuôi ngao tập trung với quy mô trên 600 ha, phân bố dọc theo dải rừng ngập mặn ven biển ở 3 xã Đa Lộc 361 ha, Minh Lộc 68 ha và Hải Lộc 171 ha; do áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi thả, con giống được kiểm soát đảm bảo chất lượng và thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường vùng nuôi, nên năng suất bình quân đạt 12,5 tấn/ha/năm; sản lượng ngao nuôi hàng năm trên địa bàn huyện ổn định ở mức từ 7.500 tấn trở lên, chất lượng ngao thơm ngon, đảm bảo các chỉ tiêu về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và tham gia chuỗi liên kết giá trị xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Bắc Á và EU. Ngao thương phẩm có giá bán từ 13.000 – 15.000 đồng/kg, giá trị thu nhập cho người nuôi ngao đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm; hàng năm đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 600 lao động ở địa phương và các huyện lân cận với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Mỗi ha nuôi ngao trừ chi phí có thể lãi từ 100 triệu đồng trở lên. Từ đó, nghề nuôi ngao dần trở thành nghề chính nhiều hộ gia đình huyện Hậu Lộc, góp phần cải thiên nâng cao đời sồng và làm giàu cho một bộ phận dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, nghề nuôi ngao với quy mô sản xuất hộ gia đình, tính liên kết trong sản xuất chưa cao, chưa có sự gắn kết giữa người nuôi ngao và cơ sở thu mua, sơ chế và doanh nghiệp chế biến nên hiệu quả do sản xuất ngao còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của nghề nuôi ngao trong thời gian tới.

Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho nghề nuôi ngao của vùng bãi ngang ven biển, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của nghề nuôi ngao, con nuôi chủ lực của tỉnh Thanh Hóa. Từng bước tạo lập và phát triển chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngao nuôi đủ tiêu chuẩn và cơ sở pháp lý về truy xuất nguồn gốc xuất xứ để ngao nuôi và sản phẩm chế biến từ ngao nuôi đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA qua đó nâng cao giá trị con ngao, góp phần nâng cao đòi sống, thu nhập cho người dân và doanh nghiệp. Qua đó, tạo lập tiền đề cần thiết để thu hút,  kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện Dự án chế biến ngao tại địa phương, để đưa  nghề nuôi ngao của huyện Hậu Lộc phát triển và đi vào chiều sâu, ổn định theo chuỗi liên kết giá trị, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các xã bãi ngang ven biển của huyện, góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương trong những năm tới./.

 

<

Tin mới nhất

Cụm thi đua số 1 - Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức hội nghị giao ban thi đua quý IV(27/11/2023 10:36 SA)

HĐND huyện giám sát việc tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình,...(18/11/2023 9:13 SA)

Về việc nhận quyết định tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đào tạo năm 2023(16/11/2023 10:11 SA)

Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác truyền thông và giảm nghèo về thông...(13/11/2023 8:16 SA)

Tổ đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa TXCT 3 xã Triệu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc(09/11/2023 7:43 SA)

UBND huyện tổ chức hội nghị đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng...(01/11/2023 9:19 SA)

Hội nghị đối thoại, vận động, thuyết phục các hộ dân xã Hưng Lộc phục vụ công tác GPMB(01/11/2023 9:08 SA)

Ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt...(26/10/2023 10:32 SA)

°